Tập tin Hương Lam số 36 - Câu hỏi ôn tập bậc Định
Created on Sunday, 01 November 2020 15:34ÔN TẬP TU HỌC BẬC ĐỊNH
1/ Chí nguyện cao cả của Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang là:
a/ Về đất Phật để tìm hiểu tận gốc giáo lý, học hỏi trọn vẹn kinh điển .
b/ Chiêm ngưỡng đất Phật.
c/ Truyền bá văn hóa Trung Hoa sang đất nước Ấn Độ.
d/ Tìm hiểu lịch sử Đức Thích Ca Mâu Ni.
2/ Sau khi về nước, Ngài ( PS. Huyền Trang) dành mọi thời gian quý báu, miệt mài bấy nhiêu cho việc thực hiện mục đích quan trọng cuối cùng của đời mình là:
a/ Phiên dịch kinh điển từ chữ Phạn ra chữ Hán để phổ biến trong nước.
b/ Để được mọi người biết đến mình.
c/ Lấy kinh điển nhà Phật để lấn áp sự truyền bá của Đạo Nho.
d/ Hình thành một tông phái khác trại Trung Hoa.
3/ Thái Hư Đại sư (Trung Hoa, 1890-1947) luôn chú trọng đến:
a/ Việc trước tác, dịch thuật, diễn giảng Phật lý phát huy tinh nghĩa Thượng thừa liễu nghĩa Phật pháp.
b/ Dung nạp các tư tưởng mới, chắt lọc mọi tà thuyết dị đoan.
c/ Kêu gọi tinh thần Lục Hòa đoàn kết, khuyến học đối với tăng, tục trên toàn thế giới.
d/ Các câu trên đều đúng.
4/ Vị Thiền sư có công rất lớn đối với hai triều đại Tiền Lê (Lê Đại Hành) và nhà Lý (Lý Công Uẩn), đó là:
a/ Thiền sư Ngô Chân Lưu.
b/ Thiền sư Vạn Hạnh .
c/ Thiền sư Đa Bảo.
d/ Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
5/ Công hạnh của Ngài Liễu Quán (người Việt Nam đầu tiên thọ pháp và nối truyền dòng Lâm Tế ở Việt Nam) là :
a/ Đã khai nguồn Thiền Học, giúp thế hệ sau liễu ngộ chân tâm bằng con đường trực chỉ kiến tánh thành Phật.
b/ Ngài thể hiện đạo phong thuần thắm, đạo nghiệp viên thành, góp phần mở mang xã hội tươi đẹp bằng nguồn đạo học chân chính của Ngài truyền bá.
c/ Duy trì và phát triển mạch sống Phật Giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm.
d/ Các câu trên đều đúng .
6/ Phương châm của GHPGVN hiện nay là:
a/ “Hộ quốc - An dân”
b/ “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”
c/ “Bi- Trí -Dũng”
d/ “ Hoằng dương chánh pháp -Bình đẳng dân tộc”
7/“Trong hơn hai ngàn năm hiện diện trên đất nước VN, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc.”, nguyên văn đó là:
a/ Lời nói đầu trong Hiến chương GHPGVN lần thứ V (2013)
b/ Lời phát biểu của HT. Thích Trí Tịnh (nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN -1992)
c/ Lời kết thúc phiên họp thường niên HĐTS GHPGVN lần thứ V của HT. Thích Trí Tịnh
d/ Lời phát biểu của HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS GHPGVN) trong Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (NK 2017-2022)
8/ Đức Phật dạy rằng, vì vô mình che lấp nên con người không nhận ra thực tướng của vạn vật, rồi cứ tham đắm chạy theo cái hư ảo không vĩnh viễn đó nên tạo ra:
a/ Nghiệp
b/ Nhân quả
c/ Luân hồi
d/ Thân tứ đại
9/ Khổ đế có 3 gốc khổ là:
a/ Khổ khổ, Hoại khổ, Hành khổ.
b/ Sinh, Lão, Bệnh Tử khổ.
c/ Thân khổ, Mạng khổ, Nghiệp khổ.
d/ Tham khổ, Sân khổ, Si khổ.
10/ Diệt đế được hiểu là:
a/ Cảnh giới Niết bàn thật vắng lặng, tĩnh tịch và an lạc, đoạn diệt hết thảy hoặc nghiệp luân hồi .
b/ Nghiệp đã hết không còn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa.
c/ Nghiệp quả trong tam giới cũng diệt.
d/ Các ý trên đều đúng.
11/ Đức Phật đã giảng trong Tăng Chi Bộ (Chương Chín Pháp - Phẩm Niệm Xứ, kinh số 63 và 64), trước khi hành thiền Quán Niệm, hành giả phải đoạn tận 5 Triền cái. 5 Triền cái đó là:
a/ Tham lam, Sân hận, Hôn trầm, Trạo hối, Nghi ngờ.
b/ Chấp thủ, Đố kỵ, Kiêu căng, Tà dục, Ác khẩu.
c/ Tham, Sân, Si, Mạng, Nghi, Ác kiến.
d/ Mạn, Quá mạn, Ngã mạn, Tăng thượng mạng, Tà mạn.
12/ Chánh nghiệp (trong Bát chánh đạo) được hiểu là:
a/ Hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.
b/ Có lợi cho bản thân mình nhưng có thể làm tổn hại người khác.
c/ Sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình.
d/ Biết suy xét vô minh và nguyên nhân đau khổ, là nguồn gốc của tội ác, và tìm phương pháp đúng đắn để tu hành hầu giải thoát cho mình và cho người.
13/ Trong Bát Chánh đạo, khi tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người. Đó là:
a/ Chánh Định
b/ Chánh Niệm
c/ Chánh Tư duy
d/ Chánh Tinh tấn
14/ 3 cách tu học để phát sanh tăng trưởng Trí huệ là:
a/ Văn huệ - Tư huệ - Tu huệ.
b/ Giữ giới - Thiền định - Quán Tuệ.
c/ Đoạn diệt tam độc.
d/ Kính dường Tam bảo.
15/ Công năng của hạnh Bố thí Ba la mật (Lục Độ) là:
a/ Diệt lòng tham lam ích kỷ và đem lại ấm no cho kẻ khác
b/ Phát triển chánh trí vì tu hạnh Pháp thí với tâm bình đẳng.
c/ Đem lại sự bình tĩnh vì tu hạnh Vô úy thí.
d/ Các ý trên đều đúng.
16/ Công năng của Nhẫn nhục (Lục độ) là:
a/ Không trụy lạc theo năm dục làm những việc vô ý thức, bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, biến cố xảy ra trong cuộc sống.
b/ Không bị quyền thế quy chụp, kẻ mạnh truy xét.
c/ Không bị mất quyền lợi mà còn thêm quyền lợi.
d/ Không bị đe dọa trong cuộc sống, xa lánh người xấu.
17/ Ngũ uẩn trong nhà Phật được quán sát:
a/ Chúng được gọi là ngũ uẩn khi chúng làm việc cùng nhau để tạo ra một trạng thái tinh thần.
b/ Các uẩn không phải là những thứ tĩnh, chúng là các quy trình năng động.
c/ Các uẩn cũng bị chi phối bởi nguyên tắc vô thường.
d/ Các ý trên đều đúng.
18/ “Thọ” trong Phật giáo được chia làm 3 loại, đó là:
a/ Lạc thọ, Khổ thọ, Vô ký thọ.
b/ Thân thọ, Khẩu thọ, Ý thọ.
c/ Nguyện đoạn nhất thiết ác, Nguyện tu nhứt thiết thiện, Nguyện độ nhứt thiết chúng sanh.
d/ Tự lợi thọ, Lợi tha thọ, Chúng sanh thọ.
19/ Nội quy Phân ban GĐPT 2013 quy định rõ về Huy hiệu- Phù hiệu- Cấp hiệu tại:
a/ Chương II- Điều 5, 6, 7
b/ Chương II- Điều 6, 7, 8
c/ Chương III- Điều 7, 8, 9
d/ Chương III - Điều 9, 10, 11
20/ Nội quy Phân ban GĐPT 2013 quy định về thành phần nhân sự Ban Huynh trưởng Gia đình Phật tử gồm có:
a/ Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, Thư ký, Thủ quỹ, các Đoàn trưởng và Đoàn phó.
b/ Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, các Đoàn trưởng và Đoàn phó, tất cả Huynh trưởng có từ cấp Tập trở lên.
c/ Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, các Đoàn trưởng và Đoàn phó, Thư ký, Huynh trưởng phụ trách truyền thông, Huynh trưởng phụ trách văn nghệ.
d/ Gia trưởng, Liên Đoàn trưởng, Liên Đoàn phó, Thủ quỹ, các Đoàn trưởng và Đoàn phó, các Huynh trưởng có từ cấp Tập trở lên.
Các tin khác:
- Tập tin Hương Lam số 36 - Kỷ niệm đức Phật thành đạo PL.2564 (Thục Thời)01/11/2020 15:31
- Tập tin Hương Lam số 3631/10/2020 00:59
- Tập tin Hương Lam số 35- Bàn về Văn nghệ lửa trại12/09/2020 10:32
- Tập tin Hương Lam số 35- câu hỏi tu học bậc Trì 12/09/2020 10:27
- Tập tin Hương Lam số 35 -Câu hỏi HĐTN kỳ này12/09/2020 10:25