Tập tin Hương Lam số 35- câu hỏi tu học bậc Trì
Created on Saturday, 12 September 2020 10:27TKHO CÂU HỎI TU HỌC BẬC TRÌ
PHẦN PHẬT PHÁP
1/ Tứ nhiếp pháp là gì?
a) Là bốn phương pháp tổng kết quá trình tu tập tự thân.
b) Là bốn phương pháp rèn nhân cách.
c) Là bốn phương pháp để nhiếp phục tâm cảnh sân hận, đố kỵ.
d) Là bốn phương pháp lợi tha để nhiếp phục chúng sinh quay về với Phật pháp
2/ Người có lòng từ bi, muốn cứu khổ thì phải:
a) Lựa chọn đúng đối tượng để bố thí.
b) Xả bỏ tánh ích kỷ, phải cho mọi người những gì mình có, phải cho những gì người khác mong muốn.
c) Cho người khác những gì mình có và nhận được sự trả ơn xứng đáng.
d) Xả bỏ tính ích kỷ, khuyên người đừng tham lam.
3/ Hình thức cao nhất của bố thí là:
a) Bố thí vô úy
b) Bố thí ba la mật.
c) Bố thí lợi hành
d) Bố thí vô cầu
4/ Nêu gương đạo đức, tận tâm tận lực làm việc, sẵn sàng hy sinh quyền lợi mình, sống hòa mình, đó là thể hiện:
a) Lợi hành nhiếp
b) Bố thí nhiếp
c) Đồng sự nhiếp
c) Ái ngữ nhiếp
5/ Nhân quả (Phật giáo) với định nghĩa:
a) Nhân là cái mầm. Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy phát sinh.
b) Nhân là năng lực phát động, Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy.
c) Nhân và Quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có.
d) Các câu trên đều đúng.
6/ Nhân quả nơi con người về phương diện tinh thần, nhận biết qua:
a) Có cho phải có nhận.
b) Tánh tình và nếp sống này là nhân, để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.
c) Thương nhau bỏ chín làm mười, ghét nhau mới nói nửa lời bỏ đi.
d) Cái gì đến nó sẽ đến.
7/ Trong kinh Phật dạy: Nhân quả nghiệp báo có hai thứ:
a) Biệt nghiệp và Cộng nghiệp.
b) Báo nghiệp và Sở nghiệp
c) Quá khứ nghiệp và Hiện tại nghiệp
d) Phân ly nhgiệp và Tích lũy nghiệp
8/ Sự luân hồi trong mọi sự vật và con người nhận thấy qua:
a) Vạn vật, thân tứ đại.
b) Thân tứ đại và thế giới chung quanh
c) Đất, nước, gió, lửa, cảnh giới, con người, tinh thần.
d) Môi trường và sự sống của loài hữu tình.
9/ Những nghiệp dữ về Khẩu trong Thập thiện nghiệp được hiểu gồm:
a) Si mê, nịnh hót , đố kỵ, tâng bốc.
b) Nói sai sự thật, nói hai chiều, dèm pha, mơ mộng hão huyền.
c) Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
d) Chen ngang, nói xấu sau lưng, phóng đại, tung tin đồn nhãm.
10/ Những nghiệp lành về thân trong Thập thiện nghiệp được hiểu là:
a) Không mưu cầu bất chính, không sát sinh, không giữ của phi nghĩa
b) Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật.
c) Không ham chơi, không trộm cắp, không gây rối.
d) Không sát sinh, không lười biếng, không tranh công kẻ khác.
11/ Lục hòa được định nghĩa là:
a) Sáu chọn lựa trong cuộc sống của hành giả, người Phật tử.
b) Sáu con đường tu chứng đi đến bình an cho tất cả chúng sanh.
c) Sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
d) Sáu phẩm quý giá cho tu học không thể nghĩ bàn.
12/ Đã cùng chung sống với nhau trong một địa vị, một giới hạn, một hoàn cảnh, thì bao giờ cũng phải hòa hảo với nhau, đó là:
c) Ý hòa đồng duyệt.
b) Thân hòa đồng trú.
a) Giới hòa đồng tu.
d) Lợi hòa đồng quân.
13/ Trong Gia đình Phật tử, đoàn sinh mỗi người mỗi làm theo mỗi ý riêng mình, không tuân năm điều luật của gia đình, không làm theo huấn lệnh của Huynh trưởng, thì Gia đình Phật tử ấy sẽ tan rã. Như thế có nghĩa Đoàn sinh ấy đã không thực hiện trong tinh thần:
a) Lợi hòa đồng quân.
b) Kiến hòa đồng giải.
c) Giới hòa đồng tu.
d) Ý hòa đồng duyệt.
14/ Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh:
a) Từ bi.
b) Hỷ xả.
c) Tinh tấn.
d) Thanh tịnh
15/ Đức Phật đã nói: "Tâm người như vượn chuyền cây, Như ngựa rông nơi đồng nội..." , người Phật tử nhận ra điều ấy chính là:
a) Thân vô thường
b) Tâm vô thường.
c) Hoàn cảnh vô thường
d) Vạn pháp vô thường.
Các tin khác:
- Tập tin Hương Lam số 35 -Câu hỏi HĐTN kỳ này12/09/2020 10:25
- Tập tin Hương Lam số 35- TỔ CHỨC , ĐIỀU HÀNH , QUẢN LÝ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ TỈNH12/09/2020 10:21
- Tập tin Hương Lam số 35 - MÙA VU LAN CANH TÝ PL. 2564 - 2020 ĐÃ VỀ TRONG HUYỀN NHIỆM SÂU LẮNG ( Thục Thời))12/09/2020 10:15
- Tập tin Hương Lam số 35 - quý III-202012/09/2020 10:12
- Tập tin Hương Lam số 34 - Vài suy nghĩ về Gia đình Phật tử (Thích Viên Giác)28/04/2020 00:54